27 Tháng Bảy, 2024

Giaiphaplamgiau.com

ài chính, kinh doanh – Marketing, quản trị, luật kinh tế

Fintech bùng nổ, Mobile Money nhập cuộc, ngân hàng phải làm gì để không mất vị thế trong lĩnh vực thanh toán?

Trong những năm gần đây, sự phát triển công nghệ cùng với đại dịch Covid-19 đã khiến người dân ngày càng quen thuộc với các hình thức thanh toán điện tử. Theo báo cáo ứng dụng tài chính di động (The 2021 Mobile Finance Apps Report 2021) của Liftoff & App Annie, lượng người tải ứng dụng tài chính trong đại dịch tăng 15%, trong đó lượt tải các ứng dụng của Fintech trên thiết bị di động tăng cao gấp 10,8 lần so với ứng dụng cùng loại của các ngân hàng truyền thống.

Không chỉ có các ví điện tử, mà trong năm vừa qua, việc Mobile Money được triển khai thí điểm cũng là một bước ngoặt lớn đối với thị trường dịch vụ thanh toán ở Việt Nam. Sau hơn một tháng triển khai dịch vụ, tính đến giữa tháng 2, hai nhà mạng là Viettel và VNPT đã có những hơn 460.000 khách hàng.

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thanh toán, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các Fintech và cả Telcos, việc chuyển đổi số đối với các ngân hàng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tốc độ và linh hoạt là vấn đề “sống còn”

Năm 2021 đã chứng kiến ​​cuộc chạy đua chuyển đổi số của nhiều ngân hàng. Chỉ tính từ tháng 3/2021 đến nay, đã có hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến bằng phương thức nhận dạng khách hàng eKYC. Việc thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam đã tăng 90% về số lượng và 150% về giá trị, nhiều ngân hàng đạt hơn 90% giá trị giao dịch thông qua các kênh số.

Bước vào năm 2022, thời điểm tất cả đã quen với “bình thường mới” sẽ là thời điểm then chốt để các ngân hàng chuyển nhu cầu đang là xu hướng của khách hàng thành yêu cầu lâu dài. Nghiên cứu gần đây của Mambu – nhà cung cấp SaaS điển hình đến từ CHLB Đức – chỉ ra rằng, có đến 85% người tiêu dùng Việt Nam sẽ sử dụng các dịch vụ ngân hàng số và trực tuyến nhiều hơn trong 18 tháng tới.

Trong một thị trường biến động và cạnh tranh khốc liệt như Việt Nam thì yếu tố tốc độ và linh hoạt không còn là “gia vị” nữa mà đó là vấn đề sống còn của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần nhanh chóng thích ứng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để tiếp cận và tận dụng công nghệ mới.

Quan trọng là làm thế nào để vẫn tận dụng được kinh nghiệm và nguồn lực của một ngân hàng truyền thống , nhưng lại có tốc độ và sự nhanh nhẹn của một Fintech?

Thực tế trên thế giới, nhiều ngân hàng như N26 (Đức), ABN AMRO (Hà Lan), OakNorth (Anh)… đã trả lời được câu hỏi này. Nhờ tư duy theo cách tiếp cận ngân hàng kết hợp (composable banking), ứng dụng công nghệ lõi thế hệ thứ tư hoàn toàn trên đám mây với giao diện lập trình ứng dụng API, và các ngân hàng này đều thu được kết quả lợi thế kép.

Sự kết hợp linh hoạt này sẽ mang lại cho ngân hàng tốc độ như một Fintech. Số liệu của Mambu cho thấy, hơn 90% khách hàng của hãng đi vào hoạt động chỉ trong vòng 6 tháng xây dựng mới. Các chức năng của ngân hàng cũng được triển khai nhanh hơn 95%, thời gian sáng tạo nên một sản phẩm tính theo tuần, thay vì hàng tháng hoặc cả năm.

Tại Việt Nam, cách tiếp cận Ngân hàng kết hợp (Composable banking) cũng đã được áp dụng. Ví dụ như Cake – một ngân hàng số đã thay công nghệ lõi thế hệ thứ tư chỉ trong 74 ngày, cho phép tung ra thị trường sản phẩm mới nhanh chóng và đáp ứng được yêu cầu cá nhân hóa ngày càng cao của khách hàng.

Để vượt lên trước sự cạnh tranh trong kỷ nguyên kỹ thuật số này, các ngân hàng cần phải thay đổi tư duy và cách vận hành để nắm bắt và tận dụng tốt nhất các công nghệ mới

Theo Mambu , tổng chi phí sở hữu (TCO) cho một ngân hàng số thấp hơn việc mở chi nhánh vật lý, giúp giảm từ 70% trở lên chi phí vận hành. Các chi phí duy trì đều thấp hơn và các cập nhật được tự động hóa.