Đồng USD có xu hướng tăng giá nhanh thời gian gần đây, và giới chuyên gia dự báo bạc xanh sẽ tiếp tục mạnh lên trong ngắn hạn. Điều có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế mới nổi.
Cùng với đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, chỉ số Dollar Index, một thước đo sức mạnh của USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng 3,5% trong quý 1 vừa qua. Biến động này đối lập hoàn toàn với dự đoán mà các nhà phân tích đưa ra hồi đầu năm.
NGƯỢC DÒNG DỰ BÁO
“Chúng ta đang trở lại với một thế giới nơi đồng USD mạnh. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, phải mất tới 4 năm, từ 2009-2013, đồng USD mới mạnh trở lại. Giờ đây, việc này diễn ra chỉ sau vài tháng” – nhận định của ông Robin Brooks, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
Vào thời điểm đầu năm, dự báo ảm đạm về tăng trưởng kinh tế Mỹ và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại nước này đã khiến các nhà đầu tư cũng như các chuyên gia đồng thuận rằng đồng USD sẽ có xu hướng suy yếu đáng kể trong năm 2021.
Một trong những tiền đề khiến giới phân tích cho rằng đồng USD sẽ mất giá trong năm nay là do lập luận về “thâm hụt kép” của Mỹ.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên tới gần 15% tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong năm 2020 và dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2021. Cùng với đó, thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2020 đã ở mức khoảng 3,5% GDP và cũng có nguy cơ tăng lên. Trong dài hạn, thâm hụt kép này có khả năng tiếp tục gây áp lực giảm giá lên đồng USD.
Nhưng thực tế diên ra ngược lại: đồng USD đã mạnh lên trong quý 1 năm nay, và có nhiều lý do giải thích cho sự tăng giá này của đồng tiền dự trữ số 1 thế giới.
Tin Khác
Thị phần của ngân hàng quốc doanh và tư nhân tại TP.HCM đang ra sao?
Làm gì để tránh mắc bẫy tín dụng đen dịp Tết?
Công ty chứng khoán SHS muốn bán 1,2 triệu cổ phiếu SHB