27 Tháng Bảy, 2024

Giaiphaplamgiau.com

ài chính, kinh doanh – Marketing, quản trị, luật kinh tế

Doanh nghiệp đã và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chi phí vận tải cao (kỳ II)

Như đã nhắc đến từ kì trước, chi phí vận tải biển đã tăng cao chưa từng có sẽ đem đến nhiều thách thức cho các nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Sau khi điều chỉnh nhẹ trong 3 tuần qua, giá cước vận tải biển vẫn duy trì mức cao, cần trả 13.939 USD để vận chuyển một container 40ft từ Thượng Hải đến New York, tăng 186% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số Drewry chung cho cả thị trường vận tải container 40ft giảm nhẹ từ mốc 10.000 USD xuống 9.900 USD, vẫn cao hơn 281% so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Duy Thành – Trưởng phòng phân tích – Chứng khoán Pinetree, chi phí vận tải cao, kết hợp với trì trệ trong việc vận tải hàng hóa đã bào mòn lợi nhuận của công ty này nhưng lại mở ra cơ hội mới cho công ty khác.

Nằm trong nhóm sản xuất, gia công xuất khẩu tích cực của khu vực châu Á Thái Bình Dương, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hầu hết đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngay cả các doanh nghiệp xuất hàng bán với giá FOB, việc chia sẻ khó khăn với nhà phân phối cũng làm tăng chi phí vận tải.

Bình thường, chi phí vận chuyển chiếm 2% giá thành hàng bán, do đó biến động của chi phí này giai đoạn 2014-2020 không gây ảnh hưởng nhiều lên giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng bởi mức biến động nằm trong khả năng điều tiết của nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi chi phí vận tải tăng gấp 3, gấp 5 lần, câu chuyện sẽ khác đi. Một số ngành hay doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, một mặt là những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chiếm nhiều không gian (cồng kềnh) nhưng giá trị thấp; một mặt là các doanh nghiệp đang có biên lợi nhuận vốn đã mỏng, lợi nhuận ròng càng bị bào mòn với tỉ trọng lớn hơn.