27 Tháng Bảy, 2024

Giaiphaplamgiau.com

ài chính, kinh doanh – Marketing, quản trị, luật kinh tế

5 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên ngâm chân dưỡng sinh, đặc biệt là người bị tiểu đường: Lợi ích chưa thấy nhưng tai họa cận kề, có thể mất mạng như chơi

Cô Zhang năm nay 70 tuổi, cô không cẩn thận bị ngã gãy xương lúc đi mua rau. Trong thời gian chữa trị, cô lại mắc phải thuyên tắc phổi. Sau nhiều lần khám chữa, cô Zhang bình phục và xuất viện. Bác sĩ dặn cô về nhà nhớ uống thuốc chống đông máu đúng giờ.

Về nhà, cô Zhang cho rằng mình đã khỏi bệnh nên tự ý dừng uống thuốc, sợ tốn tiền. Nhưng cô cũng lo tuần hoàn máu không tốt nên nghĩ đến ngâm chân để cải thiện tình trạng.

Bỗng một buổi tối, sau khi ngâm chân xong, cô Zhang cảm thấy khó chịu, thở dồn dập. Người nhà vội đưa đến bệnh viện, bác sĩ nói cô lại mắc thuyên tắc phổi, nguyên nhân phát tác chính là do ngâm chân. Cuối cùng, cô Zhang đã không thể qua khỏi.

Đọc đến đây, mọi người sẽ thắc mắc: rõ ràng là ngâm chân dưỡng sinh, tại sao lại mất mạng như vậy?

Tại sao chúng ta cảm thấy thoải mái khi ngâm chân bằng nước ấm?

Ở đùi của chúng ta có rất nhiều mạch máu. Khi ngâm bàn chân vào nước ấm, nhiệt độ cao có thể làm giãn nở động mạch và các mao mạch trên da. Khi lượng máu chứa nhiều chất dinh dưỡng nhiều lên, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Ngâm chân bằng nước ấm có nhiều lợi ích như:

Ngủ ngon hơn: ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, tập trung nhiều máu ở đoạn cuối mạch máu. Như vậy, lượng máu ở não bộ sẽ giảm đi ít nhiều, làm chúng ta cảm thấy buồn ngủ hơn.

Giảm đau nhức: ngâm chân nước ấm không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn giảm căng cơ ở chân, xoa dịu cảm giác đau nhức ở eo, lưng và các khớp xương.