14 Tháng Chín, 2024

Giaiphaplamgiau.com

ài chính, kinh doanh – Marketing, quản trị, luật kinh tế

Luật sư nói về việc TGDĐ tự ý giảm giá thuê: Ngay cả khi chứng minh được Covid thuộc trường hợp ‘bất khả kháng’, TGDĐ cũng không được phép đơn phương quyết định giảm tiền thuê

Mới đây, Thế Giới Di Động (TGDĐ) vừa tạo ra một làn sóng ‘tẩy chay’ khác, sau vụ Bách Hóa Xanh tăng giá thực phẩm trong cao trào dịch bệnh ở làn sóng Covid-19 lần thứ tư tại thị trường miền Nam.

Theo đó, TGDĐ gửi “Công văn gửi quý đối tác mặt bằng” (vào 2/8/2021), thông báo sẽ không thanh toán 70% khi cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch, không thanh toán 100% lúc đóng cửa hoàn toàn theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, đồng thời tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo.

Theo nhận định của luật sư, thì nhìn ở góc độ nào, động thái nói trên của Thế Giới Di Động đều chưa đúng. Việc TGDĐ gửi thông báo đến các Bên cho thuê tự ý áp đặt giảm giá thuê như vậy vừa không hợp tình mà vừa không hợp lý. Trong trường hợp TGDĐ không chịu trả đủ tiền thuê theo hợp đồng thuê, các Bên cho thuê có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu TGDĐ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

NGAY CẢ KHI, DỊCH BỆNH NẰM TRONG TRƯỜNG HỢP ‘BẤT KHẢ KHÁNG’, THÌ TGDĐ CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐƠN PHƯƠNG QUYẾT ĐỊNH GIẢM TIỀN THUÊ

Bàn về vấn đề này, theo Luật sư Lê Thị Minh Thu – đại diện Công ty luật Phuoc & Partner, để chứng minh ‘đại dịch Covid-19 thuộc trường hợp bất khả kháng’ là không dễ. Và ngay cả khi, TGDĐ thành công chứng minh được, thì họ cũng không được phép đơn phương quyết định giảm tiền thuê mặt bằng.

Luật sư Lê Thị Minh Thu nhận định: Covid-19 và ảnh hưởng của dịch bệnh này đến nền kinh tế toàn thế giới là điều mà không một hệ thống pháp luật của quốc gia nào có thể nhìn thấy và dự liệu trước được. Trong vụ việc của TGDĐ, có thể thấy TGDĐ vận dụng điều khoản vì lý do bất khả kháng, tuy nhiên điều khoản về bất khả kháng hiện nay không được đề cập minh thị rằng: dịch bệnh có phải là một trong những sự kiện bất khả kháng hay không.

Căn cứ quy định tại Điều 156.1 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.