11 Tháng Chín, 2024

Giaiphaplamgiau.com

ài chính, kinh doanh – Marketing, quản trị, luật kinh tế

Thành tựu lịch sử: Thế giới vừa có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em

Theo WHO, khuyến nghị này được đưa ra dựa vào két quả thử nghiệm tiêm chủng đang diễn ra tại các phòng khám ở Ghana, Kenya và Malawi. Chương trình này được triển khai vào năm 23019 và đã tiếp cận 800.000 trẻ em. Nó chứng minh rằng vắc xin RTS,S/AS01, còn được biết với cái tên Mosquirix, an toàn, tiết kiệm chi phí và khả thi trong việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trên trẻ em mắc sốt rét.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Đây là khoảnh khắc lịch sử. Vắc xin phòng bệnh sốt rét trên trẻ em đã được mong đợi từ lâu và là bước đột phá cho khoa học, bảo vệ sức khỏe trẻ em và kiểm soát bệnh sốt rét”.

Theo ông Ghebreyesus, vắc xin kết hợp với các công cụ hiện có nhằm ngăn ngừa sốt rét có thể cứu mạng hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm. Đây là loại vắc xin được tiêm 4 liều, cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Nó có thể chống lại dạng sốt rét nguy hiểm nhất được gọi với tên khoa học là Plasmodium falciparum.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm thông qua vật trung gian là muỗi. Theo WHO, mặc dù có thể phòng ngừa và điều trị nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân chính trên trẻ em ở vùng cận Sahara. Mỗi năm, có 260.000 trẻ em châu Phi dưới 5 tuổi tử vong vì sốt rét.

Theo các nhà khoa học, vắc xin hoạt động bằng cách ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét trưởng thành và sinh sôi trong gan người bệnh trước khi đi theo máu lan khắp cơ thể và gây ra triệu chứng. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin có thể giảm tới 40% nguy cơ tử vong trên trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 5-17 tháng mắc sốt rét. Tuy nhiên, tác dụng của vắc xin giảm dần theo thời gian.

Dẫu vậy WHO vẫn tỏ ra vui mừng khi có một công cụ tốt, được phát triển bởi chính các nhà khoa học châu Phi để giải quyết vấn đề nhức nhối tại châu lục này. Nhà sản xuất dược GlaxoSmithKline của Anh và Quỹ Bill và Melinda Gates cũng được nhắc tên nhờ tài trợ kinh phí và tạo điều kiện cho sản xuất vắc xin sốt rét.

“Với vắc xin RTS,S/AS01, hành trình phát triển 30 năm cuối cùng cũng thu được thành quả, tạo ra thay đổi bước ngoặt với sức khỏe cộng đồng. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi nhưng đây là một bước tiến lớn trên chặng đường đó”, WHO nhận định.

Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: “Trong nhiều thế kỷ, bệnh sốt rét đã đeo báo châu Phi vùng cận Sahara, gây nhiều đau khổ cho mọi người. Chúng tôi đã hy vọng từ lâu về một loại vắc xin chống sốt rét và lần đầu tiên chúng tôi đã có một loại vắc xin được khuyến nghị sử dụng rộng rãi như vậy”.

Theo ông Moeti, việc WHO chính thức khuyến nghị sử dụng vắc xin chống sốt rét sẽ mang lại tia hy vọng cho châu Phi, lục địa chịu nhiều tác động nặng nề nhất của sốt rét. Nhiều trẻ em châu Phi cũng có cơ hội được bảo vệ trước sốt rét và có thể lớn lên trở thành người khỏe mạnh thay vì thiệt mạng khi chỉ vài tháng tuổi.