Muôn kiểu xoay vốn của tiểu thương
Đóng vai một khách mua hàng rảo quanh các chợ, người viết bài mới cảm nhận được ảnh hưởng to lớn của Covid – 19 với những hộ kinh doanh, quầy sạp tại chợ. Một bức tranh tương phản đìu hiu đến mức buồn tẻ khi tại cửa hàng nào bên trong cũng chất đống hàng hóa nhưng bên ngoài thì thưa thớt khách do đa phần người dân hạn chế mua sắm trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn.
Hàng tồn không bán được, các chủ hộ kinh doanh trong chợ lâm vào cảnh ôm hàng nhưng không có đầu ra. Nhiều quầy sạp chịu không nổi nên đã quyết định đóng cửa để cắt lỗ, số còn lại cố bám trụ (do là chủ sạp, không phải chịu phí mặt bằng) nhưng hầu hết đều trở thành con nợ của nhà cung cấp và cắn răng trả lãi vay tính theo ngày.
Ông B. chủ sạp A.H chuyên bán bột cà ri ở chợ Bến Thành tâm sự: “Trước đây khách nước ngoài tấp nập doanh thu sạp tôi mỗi ngày lên đến vài triệu. Từ ngày có dịch, hàng bán chậm, tiền thu về giảm hẳn so với năm trước. Giờ tôi phải xoay tiền để chờ tình hình thực sự ổn định hẳn”. Ông cũng chia sẻ khi dư dả mình hay tham gia đóng hụi, nhưng tháng vừa rồi đã phải hốt sớm để có tiền: “Hốt xong tôi mới phát hiện nhiều người cũng tình cảnh như mình, vì tìm nguồn để vay cũng không phải dễ”.
Tin Khác
Thị phần của ngân hàng quốc doanh và tư nhân tại TP.HCM đang ra sao?
Làm gì để tránh mắc bẫy tín dụng đen dịp Tết?
Công ty chứng khoán SHS muốn bán 1,2 triệu cổ phiếu SHB